Kính Tiết Kiệm Năng Lượng Là Gì? Tìm Hiểu Nhà Máy SX và Giá của Loại Kính Này 13/08/2019
- Bản chất của kính tiết kiệm năng lượng
- Các loại kính tiết kiệm năng lượng hiện nay
- Tìm hiểu 2 phương pháp phủ kính tiết kiệm năng lượng hiện nay.
Kính tiết kiệm năng lượng không những có công năng cao mà còn được sản xuất với tiêu chuẩn của Đức bằng cách phủ các vật liệu vô cơ lên trên bề mặt kính giúp kiểm hạn chế được năng lượng mặt trời truyền qua kính.
Kính tiết kiệm năng lượng được chia làm 2 loại chính đó là: Kính Low-e và kính Solar Control Kính tiết kiệm năng lượng được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và đã bắt đầu được chú ý ở Việt Nam, nhằm kiến tạo nên tiêu chuẩn cần thiết cho công trình xanh, thân thiện môi trường.
Bản chất của kính tiết kiệm năng lượng
+ Kính tiết kiệm năng lượng là sản phẩm có công năng cao, được sản xuất bằng cách phủ các lớp vật liệu vô cơ với kích thước nano lên bề mặt phôi kính trắng nhằm kiểm soát năng lượng mặt trời truyền qua kính. Các lớp phủ có khả năng ngăn chặn một cách chọn lọc các tia bức xạ nhiệt từ mặt trời và tạo nên màu sắc kính. + Có hệ số phát xạ thấp, giúp giảm thiểu sự truyền nhiệt giữa môi trường bên trong và ngoài công trình. Ngoài ra, với hệ số hấp thụ nhiệt (SHGC) nhỏ sẽ giúp ngăn cản phần lớn năng lượng nhiệt truyền từ mặt trời thông qua vách kính. Qua đó, giúp tiết kiệm chi phí điện năng cho hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sưởi ấm, mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả làm mát hay giữ ấm tùy theo khí hậu từng vùng. + Ở thị trường Việt Nam, kính tiết kiệm năng lượng hiện chủ yếu được nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài như Bỉ, Pháp… + Theo nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, một nguyên nhân dẫn đến tình trạng người tiêu dùng Việt Nam chưa tường tận trong việc lựa chọn chủng loại kính tiết kiệm năng lượng như trên là do hầu hết kính tiết kiệm năng lượng được nhập khẩu từ châu Âu. Những nước này có khí hậu ôn đới và hàn đới, thường sản xuất kính Low-E để giải bài toán tiết kiệm năng lượng vào mùa Đông. Trong khi đó, Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nên việc sử dụng loại kính này cần được người tiêu dùng tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng sao cho phù hợp, tránh tác dụng ngược.
Các loại kính tiết kiệm năng lượng hiện nay
a) Kính có lớp phủ Low-E Kính Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một loại hợp chất đặc biệt giúp kính có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hấp thụ nhiệt lượng chậm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng trong căn phòng. Điều này đã khẳng định tính năng ưu việt của sản phẩm, giúp cho căn phòng ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí cho công viêc giữ nhiệt trong phòng mà vẫn giữ được độ sáng và nét thẩm mỹ tối đa.Công dụng của kính Low-E tiết kiệm năng lượng
- Ngăn chặn và làm giảm sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài, giúp cho căn phòng của bạn luôn ổn định mức độ nhiệt theo yêu cầu.- Kính phủ cứng Low-E và Kính phủ mềm Low-E được dùng cho những nơi có nhiệt độ lạnh, có thể là kính đơn Low-E hoặc là kính hộp Low-E.
Công dụng của kính Low-E:
- Ngăn chặn và làm giảm sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài, giúp cho căn phòng của bạn luôn ổn định ở mức độ nhiệt theo yêu cầu.- Kính phủ cứng Low-E và Kính phủ mềm Low-E được dùng cho những nơi có nhiệt độ lạnh, có thể là kính đơn Low-E hoặc là kính hộp Low-E.
Các chủng loại kính tiết kiệm năng lượng Low-E:
- Kính phủ cứng Low-E- Kính phủ cứng Low-E với tính năng kiểm soát nhiệt
- Kính phủ mềm Low-E
- Kính phủ mềm Low-E với tính năng kiểm soát nhiệt
STT | Tên sản phẩm | ĐVT | Đơn giá (VNĐ) |
1 | Kính dán an toàn 8.38mm Solar Control | m2 | 625,000đ |
2 | Kính dán an toàn 10.38mm Solar Control | m2 | 689,000đ |
3 | Kính dán an toàn 11.14mm Solar Control | m2 | 1,390,000đ |
4 | Kính dán an toàn 11.52mm Solar Control | m2 | 1,480,000đ |
Tìm hiểu 2 phương pháp phủ kính tiết kiệm năng lượng hiện nay.
+ Phương Pháp Phủ cứng là phương pháp phủ lên mặt kính các loại hợp chất đặc biệt chọn lọc, có tính năng kiểm soát nhiệt tốt, với công nghệ kỹ thuật nhiệt luyện (phủ cứng). Quá trình nhiệt kính đến điểm kính nóng chảy hoặc trong quá trình sản xuất, người ta phủ lên bề mặt lỏng kính hợp chất kiểm soát nhiệt, thành phẩm kính TKNL phủ cứng là một lớp nguyên tấm. Phủ cứng có độ bền tốt hơn, dễ dàng gia công hơn so với phủ mềm.Tham khảo thêm
Bề dày, chiều dày kính cường lực lớn nhất