Nếu bạn đang muốn làm cửa kính cường lực, vách kính hay bất kỳ công trình nào liên quan đến sản phẩm kính cường lực thì nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan để tránh mất tiền oan và gặp phải những rắc rối không đáng có. Dưới đây là 7 dấu hiệu giúp bạn phân biệt kính cường lực và kính thường dưới đây:
Các loại kính cường lực chất lượng tốt, tối thiểu phải được in tem mác và thông tin của nhà sản xuất trên bề mặt tấm kính. Trên góc tem sẽ đầy đủ thông tin kiểm định chất lượng của Bộ Công Thương, bởi sản phẩm nào khi đưa ra thị trường cũng đều phải trải qua quá trình kiểm định khắt khe theo tiêu chuẩn.
Tem của đơn vị sản xuất sẽ được in trực tiếp trong quá trình tôi để chúng luôn hiển thị rõ ràng, không bị mờ hay bong tróc theo thời gian sử dụng. Chính vì thế, dù là kính đã sản xuất từ lâu thì người dùng vẫn sẽ nhìn rõ được thông tin về xuất xứ.
Kính cường lực nổi tiếng với khả năng chịu lực gấp 3 – 4 lần so với các loại kính thông thường có cùng kích cỡ. Để biết vật liệu mà bạn nhận được có phải kính cường lực chất lượng tốt hay không hãy thử một lực tác động lên tấm kính.
Kính cường lực sẽ có độ dày từ 5 – 24mm (ly), mỗi độ dày sẽ chịu được lực tác động nhất định. Đối với loại kính cường lực khoảng 6mm, có thể chịu được trọng lượng khoảng 130kg tương đương với khoảng 2 người lớn đứng lên trên bề mặt kính cũng không thể làm vỡ. Còn với loại kính cường lực có độ dày từ 12 – 19mm thì dù có cầm khúc gỗ đập mạnh vào bề mặt cũng không thể làm vỡ kính.
Đối với kính cường lực hay kính thường, khi gõ nhẹ bằng tay vào bề mặt kính sẽ đều phát ra tiếng vang nhỏ. Tuy nhiên, kính cường lực sẽ tạo rõ tiếng vang hơn hẳn so với kính thông thường.
Những ai chưa có kinh nghiệm về vật liệu xây dựng thì cần phải đặt 2 loại kính này cạnh nhau với có thể nhận ra sự khác biệt.
Các mảnh vỡ của kính sẽ là dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận thấy nhất chỉ bằng mắt thường. Kính cường lực khi bị vỡ sẽ tan thành nhiều mảnh vụn nhỏ có hình dáng tròn như hạt ngô, tính sát thương rất thấp. Còn kính thường khi vỡ vụn sẽ có góc cạnh sắc nhọn và dễ dàng gây sát thương cho người dùng.
Không chỉ có các mảnh vụn, những cạnh góc của kính cường lực bao giờ cũng được mài và bo tròn chứ không vuông sắc cạnh như kính thông thường.
Kiểm tra bề tấm kính cũng là một trong những cách cách phân biệt kính cường lực và kính thường được nhiều người áp dụng. Cấu tạo của kính cường lực sẽ khác với các loại kính thông thường, bề mặt tấm kính sẽ không được bằng phẳng. Với cách này bạn có thể quan sát theo góc nghiêng hoặc vuốt nhẹ lên tấm kính, nếu có chút gợn và cong thì đây chính là kính cường lực.
Khi sản xuất kính cường lực theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, vật liệu này sẽ trải qua công đoạn gia nhiệt ở nhiệt độ là 700 độ C. Sau đó lập tức làm lạnh đột ngột và phun sương đều trên bề mặt để giúp các kết cấu trở nên bền chặt.
Nhờ đó, kính cường lực có khả năng chịu nhiệt lên tới 2.400 độ C (loại kính 19mm); thời gian chịu nhiệt của kính cường lực có thể kéo dài từ 60 – 150 phút. mà không bị vỡ. Các loại kính thông thường thì chỉ có thể chịu được mức nhiệt độ khoảng 500 độ C.
Mặc dù rất khó để so sánh về trọng lượng, độ dày kính cường lực và kính thường. Nhưng nếu bạn quan sát kỹ có thể thấy, kính cường lực có độ dày và nhìn chắc chắn hơn kính thường.
Bạn có thể quan tâm
Như đã chia sẻ, mỗi loại kính cường lực khi được sản xuất sẽ đều in tem mác, thông tin nhà sản xuất và có tem kiểm định chất lượng của bộ công thương.
Tại Việt Nam, các mặt hàng sản xuất trong nước sẽ được kiểm định theo tiêu chuẩn của TCVN 7455:2004 – tiêu chuẩn kiểm định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kính tôi nhiệt an toàn dùng trong xây dựng.
Theo tiêu chuẩn kính cường lực TCVN-7455 thì những sản phẩm kính cường lực chất lượng cao sẽ có những đặc điểm sau:
Kính cường lực có độ bền và khả năng chống va đập tốt (hay còn gọi là kính cường lực loại I) sẽ được ký hiệu là L1.
Kính cường lực có loại từ 4 – 25 ly, so với đơn vị tiêu chuẩn thì nhà sản xuất có thể làm sai lệch trong một khoảng sai số không đáng kể.
Mức sai lệch về kích thước theo tiêu chuẩn TCVN 7455:2004 cũng đã được quy định rõ ràng. Đây cũng là một đặc điểm để phân biệt kính cường lực thật và giả
Kính cường lực có bề mặt không bằng phẳng, tuy nhiên mức độ cong vênh này của kính sẽ không được vượt quá mức giá trị quy định.
Kính cường lực sẽ được khoan lỗ, đục và điều chỉnh về kiểu dáng trước khi tiến hành gia nhiệt. Đối với một tấm kính cường lực chất lượng tốt sẽ không được xuất hiện các vết nứt gãy hay lỗ thủng (không nằm trong thiết kế mẫu có sẵn). Kính cường lực được phép có vết xước nhỏ nhưng vết xước phải đảm bảo không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Yêu cầu hoàn thiện góc cạnh và khoan lỗ cho kính cường lực cần đảm bảo:
Kính cường lực thật sẽ có các góc cạnh, rảnh được cắt theo đường lượn tròn và bán kính của đường lượn trò không nhỏ hơn chiều dày của tấm kính. Theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN 7455, sai lệch của rãnh và cạnh cắt được quy định như sau:
Ngoài kính cường lực theo tiêu chuẩn TCVN 7455 của Việt Nam thì bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm theo tiêu chuẩn như:
Kính cường lực khi vỡ tạo thành các hạt nhỏ khó gây hại cho con người
Đối với kính thường thì không nên sử dụng ở những nơi yêu cầu độ an toàn. Chỉ nên sử dụng kính thường để làm đồ trang trí nhà cửa, những nơi không yêu cầu về cách âm, cách nhiệt,..