Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng thì Tiêu chuẩn Việt Nam 4453 về kết cấu bê tông và cốt thép toàn khối được xem là tiêu chuẩn chất lượng mà tất cả các công trình xây dựng cần phải tuân thủ. Tiêu chuẩn Việt Nam 4453 được đặt ra để giúp đảm bảo chất lượng của các công trình khi xây dựng cũng như khi đưa vào sử dụng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin cụ thể và chi tiết nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam 4453 trong lĩnh vực xây dựng công trình.
Một số phạm vi được áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4453:
Một số trường hợp không được áp dụng tiêu chuẩn VN 4453:
Các tiêu chuẩn được sử dụng trích dẫn:
TCVN 5574 : 1991: Tiêu chuẩn về việc thiết kế bê tông cốt thép của công trình.
TCVN 2737 : 1990: Tiêu chuẩn về việc thiết kế, tải trọng và tác động đối với công trình xây dựng.
TCVN 4033 : 1985: Tiêu chuẩn về việc sử dụng loại xi măng pooclăng – puzolan.
TCVN 4316 : 1986: Tiêu chuẩn về việc sử dụng loại xi măng pooclăng – xỉ lò xo. TCVN 2682 : 1992: Tiêu chuẩn về việc sử dụng xi măng pooclăng.
TCVN 1770 : 1986: Tiêu chuẩn về loại cát trong xây dựng và các yêu cầu kỹ thuật cần thiết trong xây dựng.
TCVN 1771 : 1986: Tiêu chuẩn về các loại đá dăm, sỏi, sỏi dăm được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và các yêu cầu kỹ thuật cần thiết.
TCVN 4506 : 1987: Tiêu chuẩn về việc sử dụng loại nước cho bê tông và vữa các yêu cầu kỹ thuật cần thiết.
TCVN 5592 : 1991: Tiêu chuẩn về các loại bê tông nặng cùng với các yêu cầu bảo dưỡng độ ẩm tự nhiên của công trình.
TCVN 3105 : 1993: Tiêu chuẩn về loại bê tông nặng và cách lấy mẫu, công việc chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử của bê tông nặng.
TCVN 3106 : 1993: Tiêu chuẩn về loại bê tông nặng cùng với các phương pháp thử độ sụt của móng nhà.
TCVN 3118 : 1993: Tiêu chuẩn về việc sử dụng bê tông nặng và các phương pháp giúp xác định cường độ nén của công trình.
TCVN 3119 : 1993: Tiêu chuẩn về các loại bê tông nặng và các phương pháp để xác định cường độ kéo khi uốn của công trình.
TCVN 5718 : 1993: Tiêu chuẩn về các công đoạn xây dựng loại mái bằng, sử dụng loại sàn được tạo ra từ cốt thép và bê tông cùng với các yêu cầu, kỹ thuật chống thấm nước cho công trình.
TCVN 1651 : 1995: Tiêu chuẩn về các loại bê tông cốt thép.
Một số yêu cầu chung về việc sử dụng cốp pha và đà giáo:
Có nhiều loại vật liệu khác nhau được sử dụng để làm cốp pha và đà giáo, ví dụ như gỗ, chất dẻo, các thép, bê tông được đúc sẵn. Nên dựa vào điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu xây dựng để lựa chọn các vật liệu làm cốp pha và đà giáo phù hợp. Các vật liệu được sử dụng để làm cốp pha và đà giáo phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về chất lượng.
Công việc thiết kế cốp pha và đà giáo cần phải được thực hiện đúng theo các quy định và tiêu chuẩn chất lượng để giúp mang đến chất lượng tốt nhất cho cả công trình. Khi thiết kế đà giáo thì nên hạn chế số lượng thanh nối để tạo được sức chịu lực tốt hơn cũng như giúp tiết kiệm được chi phí xây dựng. Các thanh giằng cần được đặt ở những vị trí phù hợp tạo nên sự cân đối cho toàn bộ đà giáo.
Việc lắp dựng cốp pha và đà giáo cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Tiến hành kiểm tra chất lượng của công tác lắp dựng cốp pha và đà giáo.
Khi bê tông đã đạt được chất lượng hoàn hảo nhất và có khả năng chịu lực cũng như tác động của những công đoạn thi công tác thì bạn mới nên tiến hành tháo gỡ cốp pha và đà giáo. Khi tháo gỡ cốp pha và đà giáo cần phải cẩn thận và chú ý để không gây ra ảnh hưởng đến những công đoạn thi công tiếp theo.
Cần phải sử dụng các phương pháp khoa học để cắt và uốn cốt thép cho quá trình thi công. Dựa vào hình dáng cũng như kích thước của thiết kế để có thể cắt và uốn thép theo những số đo phù hợp nhất.
Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tiến hành hàn cốt thép, nhưng vẫn phải đáp ứng được những yêu cầu và tiêu chuẩn về chất lượng của công đoạn.
Sử dụng hàn hồ quang sẽ được sử dụng trong một số trường hợp sau: tiến hành hàn nối dài ở những thanh cốt thép cán móng có kích thước lớn và khi muốn hàn các chi tiết đặt sẵn, hay những bộ phận có cấu tạo và liên kết với các mối nối trong quá trình lắp ghép.
Khi nối buộc cốt thép thì bạn cần tuân thủ theo đúng những yêu cầu kỹ thuật của thiết kế. Đối với những vị trí chịu lực lớn và những chỗ uốn cong thì sẽ không nối cốt thép. Cần chú ý là không được nối quá 25% diện tích của phần cốt thép chịu lực trên một mặt phẳng cắt ngang của kết cấu.
Các nối buộc cốt thép cần phải buộc ít nhất ở 3 vị trí khác nhau để tạo được độ chắc chắn. Khi buộc cốt thép thì nên sử dụng các loại dây thép mềm theo đúng tiêu chuẩn đã quy định.
Khi muốn thay cốt thép thì cần phải nhận được sự đồng ý của nhà thiết kế cũng như chủ đầu tư.
Khi vận chuyển cốt thép thì cần chú ý và cẩn thận để không làm biến dạng cốt thép. Cần phân loại cốt thép thành những bó khác nhau để tránh việc nhầm lẫn khi sử dụng.
Khi lắp dựng cốt thép thì nên thi công trước ở những vị trí dễ dàng và đơn giản để tránh gây ảnh hưởng đến những bộ phận được lắp dựng sau. Khi đổ bê tông để không làm biến dạng cốt thép thì cần phải có phương pháp ổn định cốt thép phù hợp.
Sau khi đã hoàn thành xong thì chủ đầu tư sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng của công đoạn nghiệm thu công tác cốt thép.
Khi lựa chọn xi măng cần phải đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, ngoài ra thì còn phải quan tâm đến điều kiện, đặc điểm cũng như kết cấu của công trình để có thể lựa chọn được chủng loại xi măng phù hợp nhất. Trong trường hợp sử dụng xi măng nhập khẩu từ nước ngoài thì cần phải có những chứng chỉ kỹ thuật đi kèm để chứng minh được chất lượng.
Lựa chọn cát cũng cần phải đảm bảo chất lượng. Vị trí chứa cát cũng cần phải khô thoáng, sạch sẽ, phân chia cát thành từng đống nhỏ và có biện pháp để bảo vệ cát trước những tác động của môi trường.
Cốt liệu lớn gồm đá dăm, đá thiên nhiên và cũng cần phải lựa chọn theo tiêu chuẩn của công trình. Sử dụng những loại đá có kích thước phù hợp với kết cấu của công trình xây dựng.
Sử dụng nguồn nước để trộn bê tông và bảo dưỡng độ ẩm của công trình cũng cần phải đảm bảo vệ sinh và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Sử dụng những loại phụ gia và chất độn đảm bảo chất lượng, cần được kiểm chứng về chất lượng cũng như độ bền của sản phẩm.
Chọn thành phần bê tông: Lựa chọn thành phần bê tông cần phải phù hợp với từng bộ phận công trình khác nhau cũng như từng loại công trình.
Chế tạo hỗn hợp bê tông: việc chế tạo hỗn hợp bê tông để phục vụ cho mục đích xây dựng công trình cần phải được tiến hành theo đúng các bước đã đặt ra để tạo được chất lượng cho bê tông được dùng trong xây dựng.
Vận chuyển hỗn hợp bê tông: việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn bê tông đến nơi đổ bê tông cũng cần phải đảm bảo những yêu cầu chủ đầu tư, ví dụ như sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp, thời gian vận chuyển cần nhanh chóng để đảm bảo chất lượng cho bê tông.
Đổ và đầm bê tông: đây là công đoạn khá phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, vì thế mà bạn nên lưu ý và thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình.
Bảo dưỡng bê tông: sau khi tiến hành đổ bê tông xong thì cần phải có những phương pháp phù hợp để bảo dưỡng bê tông. Cần phải tạo được độ ẩm cũng như nhiệt độ phù hợp để bê tông có thể có được chất lượng tốt nhất.
Thi công bê tông chống thấm mái: bê tông chống thấm mái có tác dụng bảo vệ mái nhà khỏi bị thấm nước khi có mưa lớn, vì vậy cần tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật khi thực hiện.
Kiểm tra
Cần phải tiến hành kiểm tra chất lượng bê tông toàn khối gồm có các công đoạn như sau: lắp dựng cốp pha, đà giáo, gia công cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông,...Tất cả các công đoạn trên đều cần phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và tiêu chuẩn đã đặt ra.
Nghiệm thu
Việc nghiệm thu công trình cần phải diễn ra theo đúng trình tự cũng như chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và giấy tờ như sau: chất lượng công tác cốt thép, chất lượng bê tông, bản vẽ hoàn công của từng loại kết cấu, các biên bản nghiệm thu các công đoạn thi công cần thiết,...
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến các bạn những thông tin vô cùng bổ ích liên quan đến vấn đề Tiêu chuẩn Việt Nam 4453 về kết cấu bê tông và cốt thép toàn khối. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên của Kính cường lực Bùi Phát các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về TCVN 4453 trong lĩnh vực xây dựng hiện nay.
>>> Tiêu chuẩn lắp đặt cửa kính thủy lực 2 cánh là gì? >>> Tìm hiểu bảng mã màu kính bếp đẹp hót nhất hiện nay