Khi bắt đầu xây dựng một công trình, nhà ở hay địa điểm kinh doanh, buôn bán thì Chủ đầu tư đề phải quan tâm và chú ý đến vấn đề xin giấy phép xây dựng. Tìm hiểu để có thể áp dụng theo đúng với tiêu chuẩn mà Quận, Huyện đã quy định về thiết kế nhà. Vậy, giấy phép xây dựng là gì, đóng vai trò như thế nào? Thủ tục và quy trình xin giấy phép xây dựng có lâu và phức tạp không? Đây sẽ là những vấn đề mà chúng tôi sẽ lý giải chi tiết và rõ ràng ngay sau đây.
Mọi vướng mắc pháp lý về điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng, diện tích tối thiểu để cấp giấy phép xây dựng, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định mới nhất hiện nay sẽ được luật sư của Công ty luật Minh khuê tư vấn và giải đáp cụ thể:Xây dựng nhà cửa, công trình là một việc làm quan trọng. Trong những bước chuẩn bị để việc xây dựng diễn ra chỉn chu, thuận tiện nhất thì việc xin cấp giấy phép xây dựng là vấn đề mà nhiều người băn khoăn nhất. Vậy, giấy phép xây dựng là loại giấy như thế nào, được lập nên nhằm mục đích gì và có bắt buộc hay không?
Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ được cơ quan Nhà nước ban hành nhằm mục đích là xác nhận, cho phép tổ chức hay cá nhân có quyền xây dựng công trình, nhà cửa … theo đúng nguyện vọng, mong muốn (nhưng nguyện vọng phải nằm trong phạm vi các nội dung được cấp phép)
Việc cấp và xin giấy phép xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát công trình cũng như tạo điều kiện để công trình thi công diễn ra chính xác, nhanh chóng:
Hồ sơ để xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
Vậy, làm thế nào để có thể nộp được hồ sơ xin cấp giấy phép và xin giấy phép xây dựng ở đâu? Dưới đây sẽ là quy trình nộp thủ tục bạn cần nắm rõ:
Bước 1: Đến Ủy ban nhân dân cấp Huyện (quận) - nơi mà bạn chuẩn bị xây dựng công trình đó để nộp một bộ hồ sơ đã chuẩn bị ở trên.
Bước 2: Những người thuộc bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra lại hồ sơ của bạn để xem bạn còn thiếu gì không và có làm sai sót gì không. Trong trường hợp còn thiếu sót thì sẽ được bổ sung. Còn nếu hồ sơ đã đầy đủ và chính xác thì sẽ viết giấy biên nhận và đưa nó cho người nộp hồ sơ. Có những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát, cần phải xem xét lại thì bộ phận tiếp nhận sẽ thông báo đến cho người sử dụng đất biết lý do tại sao lại như vậy (bằng văn bản); đồng thời thì phải báo cáo với cấp trên có thẩm quyền để xem xét và đưa ra chỉ đạo thực hiện đúng đắn nhất.
Bước 3: Sau thời gian hẹn (được ghi trong giấy biên nhận) thì người sử dụng sẽ đến nơi tiếp nhận hồ sơ để nhận giấy phép đồng thời nộp khoản lệ phí theo đúng quy định.
Vậy sau bao nhiêu ngày kể từ khi hồ sơ được tiếp nhận người sử dụng đất sẽ được nhận giấy phép xây dựng? Kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận (phải là hồ sơ đã đầy đủ các giấy tờ cũng như hợp lệ) thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét để cấp giấy phép xây dựng.
Nếu như sau thời gian quy định mà vẫn chưa có giấy phép xây dựng thì bên cơ quan phụ trách cấp giấy phép phải cung cấp lý do (bằng văn bản) đến cho người sử dụng đất. Trong trường hợp này là do cần phải xem xét thêm, nên cơ quan cấp giấy sẽ phải báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, dù có cần xem xét hay xin chỉ đạo thì cũng không được chậm quá 10 ngày.
Theo đúng quy định thì các công trình từ nhà ở đến công trình kinh doanh, thương mại đều phải có giấy phép xây dựng trước khi bắt đầu khởi công. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ vẫn xây dựng mà không cần phải tiến hành xin giấy phép xây dựng, bao gồm:
Lưu ý: Những trường hợp nằm trong diện được phép không cần giấy phép xây dựng thì vẫn phải thông báo đến các cơ quan quản lý xây dựng về thời điểm khởi công của công trình cũng như là hồ sơ thiết kế chi tiết của công trình đó. IV. Các loại giấy phép xây dựng
Dưới đây là các loại giấy phép xây dựng
Các thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp về xin giấy phép xây dựng là chính xác và cần thiết. Hy vọng, các thông tin đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn được về loại giấy tờ này và sự cần thiết của nó đối với các công trình xây dựng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)
Kính gửi: …………………………………
1. Thông tin về chủ đầu tư:
- Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..
- Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………
- Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..
- Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………
- Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….
- Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..
2. Thông tin công trình:
- Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..
- Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.
- Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………
- Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
3.1. Đối với công trình không theo tuyến:
- Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………
- Diện tích xây dựng: ……… m2.
- Cốt xây dựng: ……… m
- Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………
- Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).
- Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)
3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
- Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..
- Diện tích xây dựng: ……….m2.
- Cốt xây dựng: …………m
- Chiều cao công trình: ……..m
3.4. Đối với công trình quảng cáo:
- Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………
- Diện tích xây dựng: ……………..m2.
- Cốt xây dựng: …………..m
- Chiều cao công trình: ……………….m
- Nội dung quảng cáo: …………………….
3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:
- Cấp công trình: ………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.
- Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:
- Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.
- Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
- Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:
- Giai đoạn 1:
+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………
+ Diện tích xây dựng: …….m2.
+ Cốt xây dựng: ………m
+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)
- Giai đoạn 2:
+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:
- Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………
- Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).
- Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)
- Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).
- Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)
3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:
- Tên dự án: ……………………………………
+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………
- Gồm: (n) công trình
Trong đó:
+ Công trình số (1-n): (tên công trình)
* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………
* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………
3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:
- Công trình cần di dời:
- Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..
- Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.
- Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.
- Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.
- Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..
- Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.
- Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..
- Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….
- Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….
- Số tầng: ……………………………………………………………………………..
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………
- Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..
- Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………
- Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………
- Điện thoại: ………………………………………………………
- Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
…… ngày ……tháng ….. năm …… Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) |