Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết loại kính này, đặc điểm quy trình sản xuất để có cái nhìn rõ hơn nhé !
Kính với chất liệu trong suốt, cho phép ánh sáng đi qua và không thấm nước này đã được sử dụng như một vật liệu trang trí sang trọng. Chính vì thế mà sự ra đời của kính tôi nhiệt như một bước đột phá mới trong ngành công nghiệp thủy tinh. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết loại kính này, đặc điểm quy trình sản xuất để có cái nhìn rõ hơn nhé !
Kính tôi nhiệt an toàn là loại kính an toàn có cường độ hay độ cứng cao, bản chất là kính thường nhưng được tôi nhiệt (hay được gia nhiệt độ) đến ngưỡng rất cao từ 680*C – 700*C. Sau đó sẽ được làm nguội nhanh (nhanh hơn tốc độ nguội tự nhiên nhiều lần) bằng hơi khí mát. Quá trình Nung nóng – Làm nguội này sẽ được lập trình tùy theo chủng loại kính (độ dày, màu sắc, chủng loại…) để đạt đến mục đích cuối cùng là làm tăng ứng suất bề mặt của tấm kính (tăng độ cứng) cho từng dòng sản phẩm.
– Tỷ trọng: 2500Kg/m3, với tỷ trọng này các bạn hình dung kính cường lực nặng tương đương bê tông cốt thép. Từ đó ta có thể suy ra 1m2 kính cường lực nặng như sau:
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 5mm: 12.5KG
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 8mm: 20.0KG
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 10mm: 25.0KG
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 12mm: 30.0KG
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 15mm: 37.5KG
+ Khối lượng cửa 1M2 Kính Cường Lực dày 19mm: 47.5KG
Kính thô xây dựng nguyên khổ, nguyên đai nguyên kiện chúng tôi nhập từ nhà máy sản xuất trong nước, và nhập khẩu một số nơi trên thế giới
Lúc này chúng tôi sẽ cắt gia công mài cạnh khoan lỗ cắt góc tấm kính theo thành phẩm từng đơn hàng quả khách hàng
Khi đưa tấm kính vào lò cường lực làm sạch tấm bề mặt bằng máy rửa kính sau khi gia công sẽ được đưa đi để vệ sinh sạch sẽ bằng hệ thống tưới với áp lực lớn, sau đó sẽ được sấy khô trước khi tôi nhiệt để tránh các khuyết tật, sau đó kiểm tra xem kính có đạt yêu cầu trước khi tôi không ?.
Quy trình Tôi nung kính cường lực theo nhiệt độ
Tấm kính bắt đầu đi vào quá trình nung trong lò với nhiệt độ lên tới hơn 600 độ C, trong công nghiệp, nhiệt độ tiêu chuẩn là 620 độ C. Sau khi nung, tấm kính sẽ tiếp tục với công đoạn làm mát với thiết bị có công suất lớn. Công đoạn này chỉ diễn ra trong vòng vài giây, một luồng khí lạnh áp suất lớn sẽ được thổi từ một chiếc vòi ra toàn bộ bề mặt kính.
Tôi nhiệt bức xạ và đối lưu:giống như tôi nhiệt bức xạ, nhưng được bổ sung thêm hệ thống quạt gió để chuyển nhiệt đều trên bề mặt kính cường lực
Hình ảnh máy tôi kính cường lực và lò tôi kính cường lực
Tôi nhiệt đối lưu với luồng khí nóng: luồng khí nóng sẽ được hệ thống cấp phun đều trên bề mặt kính trong lò tôi nhiệt.
Sau khi tôi nhiệt, Bề mặt kính sẽ được làm mát nhanh hơn phần bên trong. Đến khi phần bên trong được làm mát xong, nó sẽ kéo chắc phần bề mặt kính lại, như vậy, phần bên trong vẫn được ép căng còn bề mặt bên ngoài sẽ được nén lại tạo khả năng chịu lực cho kính.
Tấm kính thông thường chỉ được ép căng dễ vỡ gấp 5 lần so với kính được nén lại. Kính thông thường có thể chịu được tối đa 6000 psi (áp lực trên một inch vuông). Còn kính cường lực với bề mặt có độ nén hơn 10000 psi có thể chịu được gần 24000 psi.
Ngoài ra còn có thể nung bằng chất hóa học để sản xuất ra kính cường lực, ở đây các chất hóa học sẽ trao đổi ion trên bề mặt kính để tạo lực nén. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều chi phí hơn so với nung bằng lo và làm mát nên không được sử dụng rộng rãi.
>>> Mời bạn tham khảo chi tiết tại đây: Giá kính tôi nhiệt an toàn
Đối với câu hỏi: Cửa kính cường lực có cắt được không thì câu trả lời chắc chắn là: Không. Kính cường lực sau khi đã gia công xong thì không thể cắt được nữa. ... Do đó, nếu muốn mài, cắt, hay trạm trổ… thì phải được thực hiện ngay trước khi cho kính vào lò nung
Tìm hiểu thêm các loại Kính xây dựng tại đây