Vách kính nhà cao tầng có thể sử dụng hệ thống khung nhôm, khung inox, khung thép hoặc có thể là hệ thống vách cường lực không khung.
Nói về vách kính thì từ cá nhân đến công cộng đều đã không còn xa lạ gì đối với mọi người. Đặc biệt đối với Các tòa cao tầng thì làm vách kính nhà cao tầng đang là giải pháp thay thế tường xi măng, bê tông.... Đây là giải pháp hiệu quả để tăng tính thẩm mỹ và hiện đại thay cho các bức tường gò bó, nặng nề.
Vách kính nhà cao tầng góp phần tạo nên vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho các công trình đồng thời tạo nên sự thoáng đãng, tạo cảm giác không gian rộng rãi cho không gian sống.
Tham khảo thêm các sản phẩm từ vách kính
Vách kính mặt dựng là hệ thống vách kính cường lực không khung. Vách kính nhà cao tầng chủ yếu là dùng các phụ kiện nhôm có các chốt giữ kính. Đặc biệt tạo thành các điểm liên kết để kết nối các tấm kính. Vách kính nhà cao tầng có thể là vách kính mặt tiền, vách thông tầng lộ đố hoặc giấu đố với rất nhiều các kiểu thiết kế khác nhau.
Nhờ vào những chốt giữ bằng thanh nhôm đó sẽ tạo thành các điểm giúp gắn liền với nhau. Tạo nên một tấm chắn thu được hầu hết ánh sáng tự nhiên lọt vào các mặt.
– Vách kính nhà cao tầng là loại vách được sử dụng thay thế cho các thiết kế tường gạch kiểu cũ mang lại cho các công trình cao tầng vẻ đẹp hiện đại, thoáng đãng và không gian rộng rãi cần thiết.
– Vách kính nhà cao tầng có thể sử dụng hệ thống khung nhôm, khung inox, khung thép hoặc có thể là hệ thống vách cường lực không khung.
Có rất nhiều loại kính khác nhau có thể sử dụng để làm vách kính nhà cao tầng tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình sử dụng thì việc chọn loại kính có độ dày phù hợp để làm vách cũng rất quan trọng. Sau dây là một số loại kính có thể sử dụng để làm vách kính nhà cao tầng cụ thể:
– Kính cường lực 10mm: có thể sử dụng làm vách ngăn văn phòng làm việc hoặc vách mặt dựng có kích thước nhỏ.
– Kính cường lực dày từ 12mm, 15mm, 19mm: thường sử dụng để làm vách kính mặt tiền cho các công trình có yêu cầu về mức độ an toàn cao.
– Kính dán an toàn dày từ 10.38mm, 12.38mm: khi kết hợp với hệ khung nhôm, khung thép có thể được sử dụng để làm vách mặt dựng hoặc vách ngăn nhôm kính cho các văn phòng.
– Kính hộp, kính chống cháy, kính phản quang: với độ dày phù hợp cũng có thể được sử dụng để làm vách kính nhà cao tầng.
– Kính cường lực khổ lớn: thường được sử dụng để làm vách thông tầng khổ lớn, vách có khổ cao hơn 3m tuy nhiên muốn sử dụng loại kính này để làm vách kính nhà cao tầng quý khách cần bàn bạc với đơn vị thi công để tính toán thiết kế chịu lực, chọn loại kính có độ dày phù hợp tối ưu hiệu quả sử dụng và tiết kiệm tối đa chi phí.
Tham khảo 21 Mẫu Vách Ngăn Kính Đẹp được khách hàng ưu chuộng nhất hiện nay
– Cách âm, cách nhiệt tốt: vách kính có khả năng cách âm, cách nhiệt tương đương với một bức tường dày 20mm mà thời gian thi công lại nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều.
– Tầm nhìn rộng: vách kính nhà cao tầng không hạn chế tầm nhìn của người sử dụng như thiết kế tường gạch kiểu cũ đồng thời cho người dùng góc quan sát rộng rãi, không gian thoáng đãng rộng rãi hơn.
– Lấy sáng tốt: vách kính cho không gian thêm phần thoáng đãng giúp lấy sáng tự nhiên tốt nhất cho không gian sống giúp tiết kiệm điện năng chiếu sáng.
– Hiện đại, sang trọng: vách kính mang đến cho các công trình vẻ đẹp hiện đại và sang trọng hơn rất nhiều so với tường gạch hoặc các loại vách khác.
– Chịu lực tốt: vách kính nhà cao tầng được thiết kế với khả năng chịu lực và chịu va đập rất tốt do vậy có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết.
– Chi phí hợp lý: vách kính có mức chi phí khá hợp lý so với các loại vật liệu khác, mức độ an toàn lại cao, thời gian thi công nhanh chóng, gọn nhẹ do vậy được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
– Thời gian vách kính cho nhà cao tầng lâu hơn các hệ khác và cần nhiều nhân công lắp đặt.
– Chi phí thi công lắp đặt vách kính nhà cao tầng tương đối cao, thường chỉ áp dụng cho những công trình lớn và phức tạp.
– Vách kính nhà cao tầng chân nhện(Spider) là một trong những phương pháp hệ thống tường kính không khung. Chủ yếu chỉ dùng các chân nhện(Spider) chốt giữ kính để tạo thành các điểm liên kết và kết nối các tấm kính lại với nhau.
– Hệ thống phụ kiện chân nhện(Spider) được sử dụng nhằm tạo ra không gian với sự giảm thiểu tối đa sự rườm rà, được lắp đặt tại các góc của tấm kính. Đồng thời, chân nhện 4 chân có cấu tạo dạng khớp nối cho phép mặt dựng kính. Có khả năng chịu được sự uốn cong và tải trọng trên mỗi tấm kính được giảm xuống.
Do đó, không có những ứng xuất được truyền từ tấm kính này sang tấm kính khác. Đây là một mặt dựng vách kính nhà cao tầng lớn. Với những khả năng tạo hình linh hoạt cho bề mặt, như gấp khúc, lượn sóng, uốn cong.
Ưu điểm: Kết cấu nhẹ, giảm tải trọng đáng kể cho công trình cao tầng, cách âm tốt, phản nhiệt. Không bị tác động nhiều từ thiên nhiên, tạo nên tính ổn định cao trong quá trình sử dụng. Đáp ứng sự sáng tạo trong thiết kế kiến trúc. Ngoài những tính năng phổ biến làm vách kính còn có thể tạo nên các liên kết cho mái kính, sàn kính, trần kính…
Thi công nhanh, tạo ra sự sang trọng cho công trình và đặc biệt là yếu tố “view” thì khó có giải pháp nào tối ưu hơn hệ mặt dựng chân nhện. Là một trong những sản phẩm hoàn thiện bề mặt cho công trình xây dựng, mang tính hiện đại bậc nhất trong kiến trúc.
– Vách kính Stick bao gồm hai phần khung nhôm và phần kính. Được lắp đặt theo nguyên tắc lắp khung nhôm trước sau đó mới lắp lắp kính. Đầu tiên người ta sẽ đặt sản xuất các chi tiết cấu thành được thực hiện tại nhà máy. Sau đó các công việc liên kết, lắp ghép và hoàn thiện được thực hiện tại công trình. Vách kính cho nhà cao tầng Stick được sử dụng chủ yếu cho mặt ngoài các tòa nhà. Đặc biệt là với những mặt công trình có độ phức tạp cao, bề mặt không đồng nhất.
Ưu điểm của vách kính cho nhà cao tầng Stick: Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Linh hoạt trong quá trình vận chuyển, thi công và lắp đặt. Cho phép thi công các công trình có độ phức tạp cao như: bề mặt góc cạnh, không đồng nhất, nhiều điểm nối. Chi phí thấp.
– Là hệ vách kính được cấu thành bởi 2 thành phần chính là khung nhôm và kính. Cách nhận biết loại vách kính lộ đố này rất đơn giản. Bằng mắt thường ta có thể nhận biết dễ dàng. Vách kính lộ đố sẽ được thiết kế với các nẹp nhôm ngang dọc lộ ra trên bề mặt kính tạo sự vững chắc, khỏe khoắn cho các công trình.
– Vách kính nhà cao tầng giấu đố cũng là hệ vách được cấu thành bởi 2 thành phần chính là nhôm và kính chỉ khác so với vách mặt dựng lộ đố là loại vách này được thiết kế các thanh nẹp ngang, dọc ẩn đi vào bên trong, khi nhìn vào chúng ta nhìn thấy bề mặt toàn bộ là kính mà không có đường gân nào tạo nét mềm mại, uyển chuyển cho công trình
– Kính Bùi Phát xin giới thiệu những hình về những mẫu Vách kính cho các công trình cao cấp chất lượng phổ biến nhất 2023. Quý khách có thể tham khảo các mẫu Vách kính cho các nhà cao tầng dưới đây để có những lựa chọn phù hợp nhất cho các công trình nhà mình.
Xem ngay báo giá vách kính cường lực để lên phương án dự trù kinh phí hợp lý nhất
Kính Bùi Phát là một trong những đơn vị cung cấp, thi công lắp đặt vách mặt dựng, vách kính cường lực mặt tiền, vách kính cường lực khổ lớn, vách kính nhà cao tầng… với sự uy tín và chuyên nghiệp được nhiều khách hàng công nhận.
– Với đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, có am hiểu chuyên sâu về từng sản phẩm sẽ tư vấn và mang lại cho quý khách hàng những phương án lựa chọn tốt nhất.
– Đội ngũ cán bộ thi công nhiều năm gắn bó với nghề sẽ mang lại cho quý khách những sản phẩm được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, có tính thẩm mỹ và chất lượng cao nhất.
– Là đối tác trực tiếp của các nhà cung cấp lớn, mỗi một sản phẩm chúng tôi mang đến cho quý khách đều là sản phẩm chính hãng với mức giá hợp lý và cạnh tranh nhất thị trường.
– Thái độ làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc, nhanh chóng và tỉ mỉ sẽ làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
Mọi thắc mắc cần tư vấn, báo giá và lắp đặt vách kính, mặt dựng nhôm kính nhà cao tầng, quý khách hàng có thể liên hệ qua số Hotline: 0901960000 hoặc quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây.