Mài kính cường lực có tác dụng gì? tại sao phải mài vát cạnh
Thứ 1: Tránh gây “sắc” dễ gây sát thương
Thứ 2: Giúp các mỗi nối các khe hở giữa các tấm kính kín khít
Kính cường lực có mài được không?
Quá trình mài cạnh kính cường lực phải được sử dụng công nghệ hiện đại trên dây chuyền tự động để tránh hiện tượng xước, mẻ cạnh. Hiện nay có rất nhiều kiểu mài kính nhưng phổ biến nhất là những kiểu mài sau đây.
Quy trình mài kính cường lực Bùi Phát
Như chúng ta đã biết thì
kính cường lực thành phẩm không thể gia công lại các công đoạn như cắt- mài- khoan khoét được nữa. Do vây các quá trình này sẽ được tiến hành trước khi kính được đưa vào công đoạn cườn lực kính.
Tất cả các công đoạn kính trước khi gia nhiệt đều rất quan trọng đòi hỏi phải làm chính xác tránh sai sót. Trong đó có công đoạn mài kính theo yêu cầu của khách hàng.
Trong quy trình sản xuất kính cường lực của Bùi Phát Glass thì tấm kính sau khi được cắt xong sẽ được chuyển đến công đoạn mài trên dàn line chung chuyển tự động nhằm tránh hiện tượng xước, sò mẻ kính như khi được chuyển bằng xe chung chuyển do người vận chuyển. Trên dàn line chung chuyển có hệ thống cảm biến được lập trình điều khiển để sắp xếp kính chuyển về từng khu vực cụ thể theo từng yêu cầu gia công của đơn hàng( mài xiết, mài vát, mài nội thất...). Dưới đây là một số kiểu mài kính phổ thông được khách hàng lựa chọn nhiều:
- Mài xiết là phương pháp mài cạnh kính sao cho chỉ mài ở hai cạnh của tấm kính vừa làm hết sắc của tấm kính loại bỏ khả năng sát thương (chỉ mài rộng khoảng 1-2 mm). Đồng thời được đánh bóng chỉ mài à cạnh mài để đưa cạnh tấm kính bóng như bề mặt tấm kính.
- Mài vát – huỳnh là phương pháp mài nghiêng một góc khoảng dưới 10 độ. Tạo lên điểm nhấn cho tấm kính mài huỳnh phù hợp cho các trường hợp làm cửa ra vào hoặc pano cửa gỗ....
- Ngoài ra mài nội thất là bao gồm rất nhiều các phương pháp mài khác nhau để tạo hình cho cạnh kính như mài mỏ vịt, mìa vát 45o hay mài chậu....mục đích chung của các phương pháp mài là loại bỏ khả năng sát thương của kính đồng thời tạo hình.
- Với mỗi kiểu mài cạnh kính khác nhau sẽ tương ứng với một loại máy mài khác nhau như mài song cạnh, máy mài đứng, máy mài huỳnh,…Điều chỉnh máy mài theo một chế độ khác nhau và theo tiêu chuẩn TCVN 7455:2004. Mỗi tấm kính sẽ được chuyển đến máy mài tương ứng theo lệnh sản xuất bằng hệ thống line chung chuyển hoàn toàn tự động.
Tìm hiểu thêm các loại kính xây dựng thịnh hành hiện nay
Tham khảo thêm tin tức liên quan